Sau khi thị trường bị đứt gãy do dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Việt đang nỗ lực tìm kiếm đối tác, xây dựng lại các kênh tiêu thụ nhằm đưa sản phẩm sang thị trường Trung Quốc, nhất là khi hầu hết các thị trường xuất khẩu đều gặp khó khăn.
Chú trọng thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường 1 sản phẩm (OCOP), huyện Đầm Hà đã và đang phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp. Kết quả ấy thể hiện trong những bước chuyển rõ rệt về xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm nông sản chủ lực của địa phương.
Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán đang trở thành kênh quảng bá, giới thiệu hiệu quả cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số của tỉnh, cũng như thúc đẩy phát triển TMĐT, đáp ứng nhu cầu thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các cấp, ngành, chức năng của tỉnh đang tăng cường nhiều giải pháp, giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ có những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển, để bắt kịp xu hướng chung của thế giới về những cửa hàng "phi vật lý", thanh toán không tiền mặt...
Chiều ngày 11/6, tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Hạ Long (địa chỉ số 600, đường Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long) diễn ra buổi trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương). Chương trình do 2 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh phối hợp tổ chức.
Quảng Ninh là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng và cũng là điểm đến hàng đầu được nhiều du khách lựa chọn. Tận dụng lợi thế này, thời gian qua tỉnh đã và đang đẩy mạnh gắn kết phát triển các sản phẩm OCOP với du lịch nhằm tạo sự đồng bộ trong phát triển KT-XH.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ban hành Thông tư quy định, kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa sẽ góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Năm 2022, doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 7,9 nghìn tỷ đồng, đóng góp 10,8% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá. Tiếp tục phát huy hiệu quả từ nền tảng công nghệ số, hiện tỉnh đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, đổi mới công tác xúc tiến thương mại (XTTM), tận dụng cơ hội mới mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Các thành phố Trung Quốc giáp Việt Nam đang đẩy mạnh dịch vụ logistics để đảm bảo nguồn cung sầu riêng có thể đến bất kỳ thành phố nào của nước này trong vòng 3 ngày.