Thời gian qua, việc áp dụng đưa khoa học công nghệ (KHCN) vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh được các doanh nghiệp tích cực thực hiện với nhiều giải pháp và mô hình hiệu quả. Qua đó, giúp gia tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tạo "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển KT-XH bền vững trong thời kỳ hội nhập.
Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả tích cực, giúp xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2024 phục hồi tốt và tăng trưởng cao.
Dự báo, tổng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá cả năm 2024 có thể tăng lên gần 30 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 14% tổng mức bán lẻ hàng hoá của cả nước.
Từ đầu năm đến nay, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được triển khai mạnh mẽ tại các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh, với nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả. Những nỗ lực này không chỉ góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Việt mà còn cải thiện vị thế của hàng hóa trong nước trên địa bàn tỉnh.
Thay vì đến hết tháng 6/2024, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ được kéo dài hết năm 2024.
5 tháng đầu năm, ngành thuế cả nước thu được 50.000 tỷ đồng qua thương mại điện tử, bằng 51% so với cả năm 2023. Thu thuế từ 96 nhà cung cấp nước ngoài 15.600 tỷ đồng.
Các website/ứng dụng thương mại điện tử sau khi hoàn thành thủ tục thông báo/ đăng ký với cơ quan chức năng sẽ được cung cấp logo gắn lên website của mình.
Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) là hình thức môi giới trực tuyến, trong đó các đối tác (cá nhân hoặc tổ chức) được trả hoa hồng khi giới thiệu khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ qua các liên kết trên nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada. Hoa hồng này được xem là thu nhập từ môi giới và chịu nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
Việc phát triển thanh toán xuyên biên giới không chỉ giúp các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới khách hàng, mà còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia. Thời gian gần đây, cùng sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực, dịch vụ thanh toán qua mã QR xuyên biên giới cũng đang có bước tiến tăng trưởng mạnh mẽ.