Thị trường thương mại điện tử toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt 214.500 tỷ USD vào năm 2033, từ mức 26.800 tỷ USD năm 2024 (theo IMARC). Trong bối cảnh sôi động này, Việt Nam nổi lên như một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí dẫn đầu thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nhờ vào hệ sinh thái thuận lợi và những nỗ lực chuyển đổi số mạnh mẽ.
Hà Nội – Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trên cả nước đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu, đặc sản vùng miền, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm dự kiến tăng cao của người dân. Nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại cũng được triển khai để kích cầu tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đề xuất mới, hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT).
Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Người tiêu dùng Việt Nam đã chi tổng cộng 227.700 tỷ đồng (tương đương 8,9 tỷ USD) để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng đầu năm 2024, theo báo cáo từ nền tảng dữ liệu Metric. Đây là một bước tiến ấn tượng, với doanh số tăng 37,66% so với cùng kỳ năm 2023.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ.
Tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do cùng vị trí địa lý đặc biệt với đường biên giới giáp Trung Quốc – một thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp Quảng Ninh đang từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Để khai thác bền vững thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, tỉnh Quảng Ninh đã và đang đẩy mạnh việc tiếp cận, giao thương và tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.